• english
    Tiếng việt
  • english
    English
  • usd
    USD
  • usd
    USD
  • eur
    EUR
  • gbp
    GBP

Giỏ hàng (0 Sản phẩm)

Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Tiếp tục mua hàng

Tiêu chí chọn đồng phục bảo hộ cho công nhân xây dựng


"An toàn là trên hết" đây không chỉ là khẩu hiệu mà còn là nguyên tắc sống còn trong ngành xây dựng. Đối với công nhân, đồng phục bảo hộ không đơn thuần là một bộ trang phục mà còn là "tấm lá chắn" bảo vệ tính mạng họ trước những nguy hiểm luôn rình rập trên công trường. 

Hình 1 Để chọn được đồng phục bảo hộ đạt tiêu chuẩn thì nó cần đảm bảo các tiêu chí an toàn 

Tuy nhiên, việc lựa chọn đồng phục bảo hộ đạt chuẩn không hề đơn giản. Nếu không tìm hiểu kỹ, doanh nghiệp của bạn có thể vô tình chọn phải những bộ đồng phục kém chất lượng, không đáp ứng đủ các tiêu chí bảo hộ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của công nhân mà còn làm giảm hiệu suất làm việc. 

Vậy, làm thế nào để chọn được đồng phục bảo hộ chất lượng? Bài viết dưới đây của Blue Ocean sẽ giúp bạn hiểu rõ những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn đồng phục bảo hộ cho công nhân xây dựng. 

Tiêu chuẩn an toàn cần có trong đồng phục bảo hộ

Trong ngành xây dựng thì việc phòng tránh rủi ro luôn quan trọng hơn là khắc phục hậu quả. Một bộ đồng phục bảo hộ tốt phải đáp ứng các tiêu chí an toàn khắt khe để bảo vệ công nhân khỏi các tác động nguy hiểm. 

Hình 2 Chất liệu là điểm quan trọng cần lưu ý cho chất lượng đồng phục bảo hộ 

Bộ đồng phục bảo hộ cần đảm bảo được các tiêu chí sau đây: 

      Chống va đập, bảo vệ cơ thể

      Đồng phục cần có thiết kế chắc chắn, bảo vệ được các bộ phận quan trọng như đầu, tay, chân.

      Quần áo nên có độ bền cao, vừa vặn, tránh quá rộng gây vướng víu khi làm việc. 

      Chống bám bụi, chống hóa chất và chống cháy

      Công trường xây dựng là nơi có nhiều bụi bẩn, xi măng, dầu mỡ và hóa chất. Vì vậy, đồng phục cần có khả năng chống bám bẩn, chống thấm nước nhẹ và chịu được tác động của một số loại hóa chất.

      Với những công nhân làm việc trong môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, cần chọn vải có khả năng chống cháy để hạn chế nguy cơ bắt lửa. 

      Có dải phản quang để làm việc trong môi trường thiếu sáng

      Với những công trình thi công ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, đồng phục cần được trang bị các dải phản quang để tăng khả năng nhận diện, hạn chế tai nạn lao động. 

      Phù hợp với điều kiện thời tiết

      Mùa hè: Chất liệu đồng phục cần thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt để giúp công nhân làm việc thoải mái hơn.

      Mùa đông: Nên chọn đồng phục có lớp lót giữ ấm nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt khi làm việc. 

Chất liệu vải phù hợp cho đồng phục bảo hộ công nhân xây dựng

Ông bà ta thường nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, vì vậy khi chọn đồng phục bảo hộ, đừng chỉ nhìn vào mẫu mã bên ngoài mà quên đi chất liệu vải. Chất liệu quyết định đến độ bền, sự thoải mái và khả năng bảo vệ của đồng phục. 

Hình 3 Vải chống cháy rất thường được sử dụng trong việc tạo ra đồng phục bảo hộ 

Dưới đây là những loại vải phổ biến thường sử dụng cho việc tạo ra các bộ đồng phục bảo hộ xây dựng chất lượng: 

      Vải kaki

      Có độ bền cao, ít nhăn, dễ giặt sạch.

      Chịu lực tốt, phù hợp với môi trường làm việc khắc nghiệt. 

      Vải jean

      Dày dặn, chống rách tốt, thích hợp cho công việc nặng.

      Nhược điểm là hơi nặng và không quá thoáng mát vào mùa hè. 

      Vải cotton pha polyester

      Kết hợp giữa độ bền của polyester và sự thoải mái của cotton.

      Thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với môi trường làm việc ngoài trời. 

      Vải chống cháy

      Được xử lý đặc biệt để hạn chế bắt lửa.

      Giá thành cao hơn nhưng là sự đầu tư cần thiết để đảm bảo an toàn. 

Các phụ kiện đi kèm với đồng phục bảo hộ cho công nhân xây dựng

Ngoài quần áo bảo hộ ra thì đồng phục bảo hộ xây dựng còn cần thêm nhiều phụ kiện bảo hộ khác để đảm bảo an toàn tuyệt đối, cũng như hỗ trợ cho sự tiện dụng trong quá trình làm việc tại công trường. 

      Mũ bảo hộ: Bảo vệ đầu khỏi vật rơi và va đập mạnh. 

      Găng tay bảo hộ:

      Găng tay chống cắt: Dành cho công việc tiếp xúc với kim loại, kính hoặc vật sắc nhọn.

      Găng tay cao su chống hóa chất: Phù hợp khi làm việc với sơn, hóa chất xây dựng. 

      Giày bảo hộ lao động:

      Đế cao su chống trơn trượt, mũi giày có lớp thép bảo vệ.

      Một số loại có khả năng chống dầu mỡ, giúp tăng độ bám. 

      Kính bảo hộ và khẩu trang:

      Kính giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, tia lửa hàn.

      Khẩu trang lọc bụi giúp giảm nguy cơ hít phải hóa chất độc hại. 

Những sai lầm cần tránh khi chọn đồng phục bảo hộ

Việc lựa chọn đồng phục bảo hộ cho nhân viên trong môi trường xây dựng là cực kì quan trọng, nếu chọn sai đồng phục bảo hộ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. 

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà các bạn cần tránh: 

      Chọn đồng phục giá rẻ mà bỏ qua chất lượng:

      Đồng phục kém chất lượng nhanh bị rách, không bảo vệ được công nhân khi xảy ra sự cố. 

      Không chú ý đến sự thoải mái

      Nếu quần áo quá cứng hoặc không co giãn, công nhân sẽ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến năng suất làm việc. 

      Thiếu các yếu tố an toàn như phản quang, túi đựng dụng cụ

      Những chi tiết này giúp tăng tính tiện lợi trong quá trình làm việc và đảm bảo an toàn hơn. 

      Chọn sai kích cỡ

      Quần áo quá chật gây khó chịu, quá rộng thì vướng víu, làm giảm hiệu quả làm việc. 

Tổng kết

Có thể thấy, lựa chọn đồng phục bảo hộ không đơn giản chỉ là mua một bộ quần áo cho công nhân, mà đó là một khoản đầu tư quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của họ. Một bộ đồng phục bảo hộ tốt không chỉ giúp công nhân làm việc an toàn hơn mà còn nâng cao hiệu suất làm việc, tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. 

Với gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may đồng phục, Blue Ocean tự hào mang đến những giải pháp đồng phục bảo hộ chất lượng cao, an toàn và bền bỉ. Nếu bạn đang tìm kiếm đồng phục bảo hộ đạt chuẩn với mức giá hợp lý, hãy liên hệ ngay với Blue Ocean để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá tốt nhất các bạn nhé.


Gửi thông tin bình luận

Send Chat (8h-24h)
Zalo (8h-24h)
0907 452 183 (8h-24h)
0907 452 183 (8h-24h)