• english
    Tiếng việt
  • english
    English
  • usd
    USD
  • usd
    USD
  • eur
    EUR
  • gbp
    GBP

Giỏ hàng (0 Sản phẩm)

Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Tiếp tục mua hàng

Đồng phục bảo hộ chống cháy lựa chọn hàng đầu cho ngành nguy hiểm


Trong những ngành nghề tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như hàn xì, dầu khí, luyện kim hay phòng cháy chữa cháy, đồng phục bảo hộ chống cháy không chỉ là trang phục làm việc mà còn là  tấm lá chắn bảo vệ tính mạng của người lao động. Việc lựa chọn đúng loại đồng phục không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp người lao động có thể yên tâm hơn trong quá trình làm việc. 

Hình 1 Đồng phục bảo hộ chống cháy là người bảo vệ không thể thiếu đối với người lao động làm việc trong những ngành nghề nguy hiểm 

Vậy, tiêu chuẩn an toàn, chất liệu và cách bảo quản đồng phục chống cháy ra sao? Hãy cùng Blue Ocean chúng tôi là thương hiệu hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồng phục bảo hộ tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé. 

Tiêu chuẩn an toàn quan trọng của đồng phục bảo hộ chống cháy bạn cần biết

Về cơ bản thì một bộ đồng phục bảo hộ chống cháy đạt chuẩn phải đảm bảo khả năng chống cháy, chịu nhiệt và hạn chế rủi ro khi làm việc trong môi trường nguy hiểm. 

Hình 2 Tiêu chuẩn NFPA 2112 của Hoa Kỳ là tiêu chuẩn khắt khe nhất cho đồng phục chống cháy 

Và một bộ đồng phục bảo hộ chống cháy cần đạt được những tiêu chuẩn trong nước và quốc tế sau:

      NFPA 2112 (Hoa Kỳ): Tiêu chuẩn khắt khe về khả năng chống cháy của quần áo bảo hộ trong ngành công nghiệp dầu khí. 

      EN ISO 11612 (Châu Âu): Tiêu chuẩn bảo vệ chống nhiệt và lửa cho trang phục làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. 

      TCVN 6692 (Việt Nam): Tiêu chuẩn quốc gia về đồng phục bảo hộ chống cháy, quy định khả năng chịu nhiệt và không bắt lửa khi tiếp xúc với ngọn lửa trực tiếp. 

      ASTM F1506: Tiêu chuẩn cho đồng phục chống cháy trong ngành điện lực, giúp bảo vệ người lao động khỏi hồ quang điện. 

Chất liệu chống cháy nào được sử dụng phổ biến trong đồng phục bảo hộ?

Chất liệu chống cháy không thật sự thường được sử dụng trong đời sống, tuy nhiên trong một số ngành nghề đặc thù nguy hiểm thì khác, để đảm bảo khả năng chống cháy tốt nhất, chất liệu vải của đồng phục phải được xử lý đặc biệt hoặc có khả năng chống cháy tự nhiên. 

Hình 3 Hiện nay có khá nhiều loại vải phục vụ cho việc chống cháy của đồng phục bảo hộ 

Các loại vải chống cháy phổ biến hiện nay trên thị trường: 

      Vải Nomex: Được làm từ sợi aramid, có khả năng tự dập lửa, không tan chảy và rất bền. Loại vải này thường được sử dụng trong quân đội và ngành hàng không. 

      Vải Kevlar: Độ bền cao, chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, thường dùng trong quần áo chống cháy của lính cứu hỏa. 

      Vải Cotton FR (Fire Resistant): Là cotton được xử lý hóa chất chống cháy, nhẹ và thoáng khí, thích hợp cho ngành dầu khí, luyện kim. 

      Vải PBI: Được sử dụng trong các bộ đồ bảo hộ cấp cao nhất cho lính cứu hỏa, có khả năng chống cháy cực tốt và chịu nhiệt lên đến 1000°C. 

Những ngành nghề bắt buộc sử dụng đồng phục chống cháy

Trong xã hội hiện nay, thì trong một số ngành nghề việc trang bị đồng phục chống cháy là điều bắt buộc của doanh nghiệp để bảo vệ người lao động khỏi nguy hiểm. 

Một số lĩnh vực như:

      Ngành dầu khí: Công nhân làm việc trong môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, tiếp xúc với khí dễ cháy. 

      Ngành luyện kim, hàn xì: Phải đối mặt với tia lửa, kim loại nóng chảy và nhiệt độ cực cao. 

      Ngành điện lực: Hồ quang điện có thể gây bỏng nghiêm trọng, đồng phục chống cháy giúp giảm thiểu nguy cơ này. 

      Ngành hóa chất: Tiếp xúc với hóa chất dễ cháy, cần đồng phục có khả năng chống cháy và chống ăn mòn. 

      Lực lượng cứu hỏa: Lính cứu hỏa là những người trực tiếp đối mặt với lửa, nên phải mặc đồng phục chuyên dụng chịu nhiệt cao là điều hiển nhiên. 

Cách bảo dưỡng và vệ sinh đồng phục chống cháy để kéo dài tuổi thọ

Một bộ đồng phục chống cháy chất lượng có thể bị giảm hiệu quả nếu không được bảo quản đúng cách, dưới đây Blue Ocean sẽ hướng dẫn cho các bạn những cách cơ bản nhất để bảo dưỡng đồng phục chống cháy một cách tốt nhất. 

Giặt đúng cách

      Sử dụng nước ấm dưới 60°C và bột giặt chuyên dụng, tránh chất tẩy mạnh vì có thể làm mất khả năng chống cháy.

      Không giặt chung với quần áo bình thường để tránh nhiễm bẩn dầu mỡ hoặc hóa chất khác. 

Sấy khô và bảo quản

      Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt, nên phơi ở nơi thoáng mát để bảo vệ chất liệu vải.

      Tránh sử dụng máy sấy ở nhiệt độ quá cao có thể làm hỏng lớp chống cháy. 

Kiểm tra định kỳ

      Nếu đồng phục có vết rách, sờn hoặc mất lớp chống cháy, cần thay thế ngay các bạn nhé.

      Doanh nghiệp nên kiểm tra đồng phục ít nhất 6 tháng / lần để đảm bảo chất lượng. 

Các bạn nên có ít nhất 2 bộ đồng phục để luân phiên sử dụng và bảo dưỡng đúng cách, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm. 

Tổng kết

Có thể nói đồng phục bảo hộ chống cháy không chỉ là một vật dụng, mà là người bạn đồng hành bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người lao động đặc biệt trong môi trường làm việc nguy hiểm. Việc lựa chọn và sử dụng đúng cách loại đồng phục này là trách nhiệm của cả người sử dụng và người quản lý doanh nghiệp. 

 

Và Blue Ocean với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đồng phục bảo hộ, chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp đồng phục chống cháy chất lượng cao, đáp ứng mọi tiêu chuẩn an toàn khắt khe. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn lựa chọn được bộ đồng phục phù hợp nhất với công việc của mình. 

Hãy liên hệ ngay với Blue Ocean để được tư vấn và trải nghiệm những sản phẩm đồng phục bảo hộ chống cháy tốt nhất


Gửi thông tin bình luận

Send Chat (8h-24h)
Zalo (8h-24h)
0907 452 183 (8h-24h)
0907 452 183 (8h-24h)